Phần lớn nhà đầu tư vẫn*nhìn trước được tiềm năng lâu dài*và triển vọng phát triển kinh tế của*Việt Nam. |
Trong ngắn hạn, nhiều chuyên gia cho rằng gói nới lỏng định lượng thứ ba (QE3) của Hoa Kỳ mà Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) vừa công bố có thể là một cơ hội với Việt Nam trong thu hút đầu tư. Theo gói này, FED sẽ bơm 40 tỷ USD vào thị trường mỗi tháng để góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp, làm tăng sức mua, phục hồi sản xuất… Tuy nhiên, doanh nghiệp Hoa Kỳ có thể sẽ không vay tiền để sản xuất nội địa, mà đưa luồng tiền này sang những nơi có chi phí rẻ hơn, trong đó có Việt Nam.
Kết quả khảo sát mới đây do Phòng Thương mại Mỹ tại Singapore thực hiện với 350 nhà điều hành cấp cao của các doanh nghiệp Mỹ đang hoạt động trong khu vực cho thấy, có tới 57% số người được hỏi cho rằng, họ sẽ chọn Việt Nam để mở rộng kinh doanh trong năm tới. Con số này bỏ xa sự lựa chọn của các nhà đầu tư Mỹ đối với các quốc gia khác, như Thái Lan (11%), Singapore (8%), Philippines (7%), Indonesia và Myanmar (6%)…
Trên thực tế, nhiều năm gần đây, liên tục có các đoàn doanh nghiệp lớn của Mỹ đến Việt Nam tìm kiếm cơ hội đầu tư, với những tên tuổi như Coca-Cola, Unilever, Kimberly-Clark, Pepsico, P&G, Nike, Ford... Cho đến nay, các nhà đầu tư Hoa Kỳ đã đầu tư hơn 10 tỷ USD vào Việt Nam, nằm trong “top 10” các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam.
Đến giữa tháng 9 vừa qua,* không khí đầu tư vào Việt Nam tiếp tục được hâm nóng với chuyến thăm của Bộ trưởng Kinh tế và Công nghệ Đức*Philipp Roesler cùng 230 doanh nghiệp nước này. Lần lượt sau đó đến cuối tháng, các đoàn doanh nghiệp đến từ Anh, Pháp, Nhật… tiếp tục tìm tới Việt Nam với mối quan tâm đặc biệt dành cho các lĩnh vực tài chính, cảng biển, năng lượng, cơ sở hạ tầng…
Theo Chủ tịch phòng Thương mại và Công nghiệp Nhật (JCCI) Tadashi Okamura, thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào Việt Nam hiện đã trở thành chủ trương của Chính phủ nước này. Giám đốc điều hành JCCI Toshio Nakamura cũng cho biết số doanh nghiệp Nhật đầu tư vào Việt Nam thời gian tới sẽ tăng gấp 2-3 lần so với hiện nay.
Chuẩn bị đón khách đầu tư
Sự quan tâm của các nhà đầu tư được thể hiện qua các con số thống kê về giải ngân vốn ngoại trong 9 tháng đầu năm, khoảng 8,1 tỷ USD, tương đương cùng kỳ năm ngoái, mặc dù kinh tế trong nước và thế giới khó khăn hơn.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia kinh tế, điều quan trọng hơn các nhà đầu tư đã có cái nhìn dài hơi hơn đối với thị trường Việt Nam. Nếu cách đây khoảng 10 năm, giới đầu tư rất muốn kiếm lời nhanh thông qua đầu tư tài chính thì nay họ chủ yếu đưa vốn vào thông qua kênh FDI, đồng nghĩa với cam kết ở lại lâu dài.
Mặt khác, các nhà đầu tư ngoại hiện chú ý nhiều tới thị trường nội địa, thay vì chỉ tập trung đầu tư sản xuất tại Việt Nam, rồi xuất khẩu như giai đoạn trước. Minh chứng rõ nhất của điều này là sự xuất hiện ngày một rầm rộ của các hãng sản xuất đồ ăn nhanh hay đại gia bán lẻ tại thị trường Việt Nam.
Vấn đề đặt ra là để có thể đón được những cơ hội nói trên, Việt Nam cần tiếp tục cải thiện mạnh mẽ hơn nữa môi trường đầu tư. Các chuyên gia nhận định, dù các nhà đầu tư vẫn có những đánh giá khả quan về triển vọng kinh doanh ở Việt Nam, nhưng những hành động cụ thể của họ lại rất đáng suy nghĩ. Một ví dụ là Intel, nhà đầu tư hàng đầu của Mỹ mà chúng ta đặt kỳ vọng cao, nhưng thực tế, bước đi của nhà đầu tư này tại Việt Nam đã không nhanh và mạnh như mong muốn.
GS-TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài cho rằng, các nhà đầu tư Hoa Kỳ rất coi trọng sự minh bạch của pháp luật. Họ cũng đòi hỏi hạ tầng cơ sở tốt và nguồn nhân lực chất lượng cao.
Tại buổi tọa đàm mới đây về cải thiện môi trường đầu tư do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức, Thứ trưởng Đào Quang Thu khẳng định để khắc phục những điểm nghẽn trong thu hút đầu tư, *Chính phủ Việt Nam rất quan tâm đến việc xây dựng chính sách phù hợp để thu hút các nhà đầu tư và vấn đề giải quyết nguồn nhân lực chất lượng cao, đã qua đào tạo nghề đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, Chính phủ Việt Nam*sẽ*tiếp tục có*những biện pháp hỗ*trợ*doanh nghiệp*về*thuế,*đất đai, đào tạo nguồn nhân lực, sửa*đổi Luật*Đất đai, Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp… nhằm đồng bộ hóa cơ sở pháp lý tạo điều kiện thuận lợi, dễ chấp nhận cho các nhà đầu tư…
Xem thêm: bang chuyen ma bang, bang chuyen tai dong, bang chuyen IQF, thiet bi cap dong, tu dong tiep xuc, tu dong gio