Hôm
qua, Tổ chức quản lý tên miền Quốc tế, ICANN đã chính thức thông qua
quyết định “mở khoá” nguyên tắc đặt tên miền cấp cao, dọn đường cho
hàng trăm, thậm chí hàng ngàn tên miền mới đứng chung gia đình các
“.com”, “.net” truyền thống. Ngoài ra, ICANN cũng thông qua lấy ý kiến
công chúng về dự luật khác, cho phép đặt tên miền hoàn toàn bằng
unicode, ví dụ như chữ tượng hình của các quốc gia Đông Á. Đây là thay
đổi lớn nhất ICANN đưa ra trong suốt 1/4 thế kỉ hoạt động.
Mặc dù đầy
hứa hẹn, các tên miền mới sẽ không có mặt trong năm nay, và hiện ICANN
vẫn chưa xác nhận bất kì tên nào. Tổ chức này còn phải thống nhất
nhiều vấn đề, bao gồm cả mức phí cao ngất ngưởng cho quá trình đăng kí,
dự tính vào khoảng .. 100 ngàn đô mỗi tên miền. Mức phí này sẽ giúp
ICANN trang trải 20 triệu đô bỏ ra thực thi dự luật.
Tên miền
là “địa chỉ nhà” của các tổ chức cá nhân trên mạng Internet, nhưng hệ
thống hiện tại với vài đuôi giới hạn .com, .net, .org v.v..đã quá “chật
chội”. Thêm tên miền mới tự do sẽ giúp tạo các tên dễ nhớ hơn, và cũng
giảm bớt tranh chấp xung quanh các tên miền phổ biến.
Bản qui
tắc mới của ICANN sẽ giúp công ty và tổ chức đề xuất tên miền thuận
tiện hơn. Trong 8 năm trở lại đây, ICANN mở rộng 2 lần vào năm 2000 và
2004, nhưng chỉ có tổng cộng 13 tên miền mới
được chấp nhận. Qui tắc mới sẽ đưa tên miền qua một loạt bước kiểm tra
liệu có hàm ý phân biệt chủng tộc, bản quyền, xung đột, hoặc quá gần
với tên đã có hay không. Nếu vượt qua được, tên miền sẽ nhanh chóng
được thông qua. Vài thành viên ICANN lo ngại quy tắc này sẽ biến tổ
chức này thành cơ quan kiểm duyệt, ngược với tiêu chí “trung lập” ban
đầu.
Không một
tên miền mới nào có thể đánh bại .com đang thống trị hiện tại, và nhiều
người còn hoài nghi các tập đoàn mạnh về tài chính có thể bỏ tiền để
đăng kí các tên miền độc dạng “microsoft.paris” chỉ để người khác không
“tranh” được. Thêm nữa, hẳn sẽ có cuộc chiến pháp lý xung quanh các
tên miền quen thuộc như “.apple”.
Đề xuất còn lại của ICANN về việc đặt tên hoàn
toàn bằng Unicode sẽ giúp các quốc gia dùng chữ tượng hình như Nhật,
Trung Quốc hoặc bảng chữ Latin sửa đổi như Việt Nam có quyền dùng tiếng
mẹ đẻ trên tên miền quốc tế. Đề xuất sẽ được xem xét lần nữa sau khi
lấy ý kiến vào tháng 11 tới. Đây là sửa đổi được yêu cầu nhiều nhất gần
đây, đặc biệt tại các quốc gia không sử dụng tiếng Anh làm ngôn ngữ
chính, hoặc ít sử dụng tiếng Anh.
|
Xem thêm: dan lanh và bang chuyen IQF chất lượng hàng đầu