Thứ Năm, 4 tháng 10, 2012

Sinh viên sáng chế món đồ siêu nhỏ ngừa cận thị

thiết bị được thiết kế rất nhỏ, gọn giống như một cái tai nghe có móc để người sử dụng có thể gắn vào tai, cổ áo, nút áo... Sản phẩm được tích hợp cảm biến ánh sáng, đo khoảng cách với chức năng cảm biến siêu âm.

Mai Thanh Tín và Nguyễn Tiến Trung, sinh viên Khoa Điện tử viễn thông - ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM đã mày mò nghiên cứu và nhiều lần phải thử nghiệm đi thử nghiệm lại để cho ra đời “Thiết bị phòng ngừa cận thị sử dụng cảm biến siêu âm”.
Sản phẩm đã đoạt giải nhì tại cuộc thi sáng tạo dành cho thanh thiếu nhi năm 2012 do Thành đoàn TP.HCM tổ chức. Theo đánh giá của hội đồng khoa học của cuộc thi thì sản phẩm rất thực tế với cuộc sống, vì vậy có thể liên kết với các công ty để sản xuất đại trà nhằm phục vụ nhu cầu của cộng đồng.
  Mai Thanh Tín (trái) và Nguyễn Tiến Trung
Nói về ý tưởng làm ra thiết bị này, Nguyễn Tiến Trung chia sẻ: “Bản thân mình cũng bị cận thị nên rất hiểu những khó khăn và bất tiện khi phải đeo kính. Vì thế mình muốn chế tạo ra một sản phẩm để cảnh báo cho mọi người nhằm hạn chế tối đa mắc phải căn bệnh này”.
Thiết bị phòng ngừa cận thị sử dụng cảm biến siêu âm
Thiết bị được thiết kế rất nhỏ, gọn giống như một cái tai nghe có móc để người sử dụng có thể gắn vào tai, cổ áo, nút áo... Sản phẩm được tích hợp cảm biến ánh sáng, đo khoảng cách với chức năng cảm biến siêu âm. “Có rất nhiều loại cảm biến như: hồng ngoại, nhiệt độ, siêu âm nhưng cảm biến siêu âm ít chịu ảnh hưởng của yếu tố bên ngoài mà lại đo được khoảng cách và cường độ ánh sáng chính xác nhất” - Mai Thanh Tín giải thích.
Nói về tính ưu việt của sản phẩm, Nguyễn Tiến Trung cho biết: “Bộ cảm biến siêu âm có các chế độ tương ứng để điều chỉnh khoảng cách ở một số trường hợp mà con người hay mắc phải dễ dẫn đến cận thị. Đó là khoảng cách từ mắt đến sách vở, từ chỗ ngồi đến màn hình xem ti vi, chỗ ngồi đến màn hình máy vi tính…
Để kiểm soát tình trạng này, chúng ta có thể mặc định khoảng cách để khi xem ti vi hoặc đọc sách báo sao cho mắt nhìn vật rõ nhất. Một khi chúng ta đã mặc định về khoảng cách để mắt nhìn vật rõ rồi mà ta tự ý xê dịch tầm mắt sai cự ly tối thiểu cho phép thì bộ cảm biến sẽ bị kích hoạt, truyền tín hiệu cho bộ phận xử lý thông tin báo động bằng cách rung hoặc đổ chuông để chúng ta biết mình đang ngồi sai cự ly, từ đó điều chỉnh tầm mắt lại cho đúng”.
Theo tính toán của hai bạn trẻ này, nếu sản xuất đại trà thì mỗi sản phẩm có giá thành dưới 200.000 đồng. “Giá thành như thế rất phù hợp với túi tiền của mọi người. Vì vậy tụi mình hy vọng có một công ty hay doanh nghiệp nào đó phối hợp với tụi mình để làm ra sản phẩm phục vụ người tiêu dùng chứ ý tưởng mà không có kinh phí để biến nó thành sản phẩm thì phí quá” - Mai Thanh Tín mong ước.
Xem thêm: bang chuyen ma bang, bang chuyen tai dong, bang chuyen IQF, thiet bi cap dong, tu dong tiep xuc, tu dong gio