Thứ Hai, 1 tháng 10, 2012

Biến ADN thành “ổ cứng sống”

Thoạt nghe như trong phim khoa học viễn tưởng, nhưng đó là thực tế. Các nhà khoa học Mỹ mới đây tuyên bố đã tìm được cách biến tế bào sống thành thiết bị lưu trữ dữ liệu kỹ thuật số, một dạng “ổ cứng sống”.
Sau nhiều lần thử nghiệm, đội ngũ các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Stanford (Mỹ) cuối cùng cũng tìm được phương pháp cho phép lặp lại quá trình mã hóa, lưu trữ và xóa thông tin kỹ thuật số trong phạm vi ADN.
Biến ADN thành “ổ cứng sống”
Lưu trữ dữ liệu bên trong tế bào có thể được ứng dụng rộng rãi cho các cuộc nghiên cứu tương lai. "Nó là công cụ nghiên cứu các tiến trình khi mà bạn cần lần tìm lại lịch sử của tế bào", báo The Stanford Daily dẫn lời trưởng nhóm Jerome Bonnet.
Hầu hết các câu hỏi trong sinh học hiện nay là về lịch sử tế bào, chẳng hạn “tại sao tế bào này lại trở thành tế bào ung thư?”..., chuyên gia Ton Subsoontorn, cũng thuộc nhóm nghiên cứu trên, cho biết.
Theo các chuyên gia, cũng tương tự như chip máy tính lưu trữ dữ liệu bằng cách lật một mẩu điện tử hoặc từ trường theo hướng tắt hoặc mở, hệ thống ADN lật chiều của một mẩu ADN để hiển thị một bit tắt/mở.
Lưu trữ dữ liệu trên ADN có thể hỗ trợ các kỹ sư sinh học, do họ có thể sử dụng chúng để nghiên cứu hành vi của tế bào trong một hệ thống.