Các nhà điều tra Pháp và Thụy Sỹ dự kiến sẽ khai quật hài cốt của Yasser Arafat để xác định nguyên nhân gây ra cái chết của ông sau khi rộ lên những nghi ngờ cho rằng nhà lãnh đạo huyền thoại của Palestine bị đầu độc.
Nhóm người Pháp sẽ đến trong khoảng thời gian từ 24
đến 26/11. Tuy nhiên Viện vật lý phóng xạ Thụy Sỹ, cơ quan dự kiến sẽ
tiến hành một cuộc khám nghiệm tử thi song song, chưa thể khẳng định
ngày lên đường, hãng AP đưa tin.
Một thanh niên đi qua bức grafiti lớn có hình nhà lãnh đạo Yassaer Arafat và một thủ lĩnh khác của phong trào giải phóng Palestine PLO tại Gaza. Ảnh: AFP |
Ông Arafat qua đời tháng 11/2004 tại một viện
quân y Pháp. Một cuộc điều tra mới về cái chết của ông Arafat đã được
khởi động do những phát hiện của một phòng thí nghiệm Thụy Sỹ khi họ
kiểm tra quần áo của ông Arafat. Các nhà điều tra phát hiện ra có dấu
vết polonium-210, một chất độc phóng xạ chết người trên quần áo - gây
nghi ngờ mạnh mẽ cho rằng ông Arafat có thể đã bị đầu độc.
Với báo cáo này trong tay, quả phụ ông Arafat, bà Suha
Arafat và chính quyền Palestine (PA) đã ra lời kêu gọi tiến hành các
cuộc điều tra song song. Bà Arafat chính thức đề nghị có một cuộc điều
tra của Pháp, trong khi chính quyền Palestine dường như quyết định mời
các nhà điều tra Thụy Sỹ.
Cả hai đội điều tra sẽ lấy các mẫu xương ông Arafat
cùng một lúc tại ngôi mộ ông ở Ramallah, nơi có một bảo tàng lớn đã được
xây quanh khu mộ ông.
Cuộc điều tra về nguyên nhân tử vong của ông Arafat
được tiến hành vào lúc chính quyền Palestine đang chuẩn bị cho cuộc đối
đầu ngoại giao lớn với Israel và Mỹ. Phía Palestine rất có thể sẽ vận
động Đại hội đồng Liên Hợp Quốc bỏ phiếu cho Palestine được hưởng quy
chế “nước quan sát viên” của Liên Hợp Quốc.
Palestine, được sự hậu thuẫn của đại đa số các nước
đang phát triển, dự kiến sẽ vượt qua được đợt bỏ phiếu này. Quy chế
“Nước quan sát viên” sẽ gia tăng tính hợp pháp quốc tế cho người
Palestine, điều mà họ có thể vận dụng trong các cuộc thương lượng với
phía Israel về một giải pháp hai nhà nước đích thực.
Tuy nhiên, phía Palestine có thể sẽ phải trả một giá
đắt cho nước cờ bạo dạn này của mình. Ông Saeb Erakat, một cựu thuyết
gia của Palestine nói rằng Mỹ có thể sẽ “đóng băng toàn bộ hay một số
nguồn tài chính cho Cơ quan quốc gia Palestine ... gây áp lực với các
chính phủ khác để ngăn cản họ không ủng hộ hoặc giảm viện trợ của họ cho
Palestine” sau khi Liên Hợp Quốc bỏ phiếu, dự kiến hoặc là vào ngày 15
hoặc 29 tháng 11 tới.
Mỹ đã trừng phạt Tổ chức văn hóa giáo dục và khoa học
của Liên Hợp Quốc (UNESCO) sau khi tổ chức này kết nạp Palestine thành
một thành viên của mình năm ngoái. Ông Erekat cũng sợ rằng Israel có thể
cũng từ chối không chuyển số tiền 100 triệu USD một tháng mà họ thay
mặt chính quyền Palestine thu được từ khoản thuế xuất hải quan.
Xem thêm: dan lanh và bang chuyen IQF chất lượng hàng đầu