Tàu
Curiosity của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đã lần đầu tiên triển
khai thiết bị laser để bắn vỡ một viên đá trên sao Hoả, sử dụng 30 tia
sáng ngắn nhưng cường độ mạnh.
Trong một tuyên bố từ trung tâm kiểm
soát sứ mệnh tại Phòng thí nghiệm động cơ phản lực (JPL) gần Los
Angeles, NASA cho biết thiết bị mang tên ChemCam ngày 19/8 đã bắn laser
vào một viên đá kích thước tương đương một quả bóng tennis tên gọi
Coronation (trước đó được gọi là N165) nằm cách tàu Curiosity khoảng
2,5m.
Trong thời gian 10 giây, ChemCam đã bắn
vào viên đá 30 tia laser. Các chùm tia sáng ngắn nhưng mạnh từ thiết bị
đã bắn thủng bề mặt của viên đá.
Viên đá mang số hiệu N165 đã bị bắn thủng bề mặt.
Mục đích chính của công đoạn hôm qua thử
nghiệm thiết bị ChemCam để xem nó có sẵn sàng bắt đầu một nhiệm vụ quan
trọng là tìm hiểu kết cấu địa chất của "hành tinh Đỏ" hay không. Nhưng các nhà khoa học sẽ sử dụng các dữ liệu mà họ nhận được để phân tích thành phần hoá học của đá trên sao Hỏa.
Các nhà khoa học của NASA tuyên bố cuộc thử nghiệm ban đầu của họ đã thành công.
“Chúng tôi nhận được nhiều quang phổ của Coronation - nhiều tín hiệu”, Roger Wiens, từ Phòng thí nghiệm quốc gia Los Alamos tại bang New Mexico, nơi thiết bị được phát triển, cho biết. “Sau 8 năm chế tạo thiết bị, chúng tôi đã không uổng công”.
Các nhà khoa học của NASA tuyên bố cuộc thử nghiệm ban đầu của họ đã thành công.
“Chúng tôi nhận được nhiều quang phổ của Coronation - nhiều tín hiệu”, Roger Wiens, từ Phòng thí nghiệm quốc gia Los Alamos tại bang New Mexico, nơi thiết bị được phát triển, cho biết. “Sau 8 năm chế tạo thiết bị, chúng tôi đã không uổng công”.
ChemCam là một trong hàng loạt thiết bị
mà xe tự hành Curiosty nặng 1 tấn của NASA, vốn hạ cánh xuống sao Hoả
tại một địa điểm tên gọi Hố Gale 2 tuần trước. Trong 2 năm, tàu sẽ cố
gắng xác định xem liệu các môi trường trong quá khứ tại địa điểm hạ cánh
có từng hỗ trợ sự sống hay không.
Thiết bị ChemCam do Pháp và Mỹ hợp tác
chế tạo sẽ là một phần quan trọng của sứ mệnh đó, giúp lựa chọn các mục
tiêu đáng chú ý nhất để nghiên cứu.
Kỹ thuật mà ChemCam sử dụng đã được dùng
để tìm hiểu cấu trúc của các khoáng chất trong các môi trường đặc biệt
khác, như bên trong lò phản ứng hạt nhân hay dưới đáy biển.
Công nghệ cũng có các ứng dụng thí
nghiệm trong việc giám sát môi trường và phát hiện ung thư. Nhưng hôm
qua, lần đầu tiên nó được sử dụng trong việc thăm dò liên hành tinh,
NASA cho hay.
Xem
thêm: thiet bi lanh, bang chuyen IQF, bang chuyen tai dong, bang chuyen ma bang, tu dong tiep xuc, tu dong gio